Hiện nay, Nhật Bản đang đầu tư ngày càng mạnh vào Việt Nam. Nguồn nhân lực với tác phong làm việc chuyên nghiệp, khả năng thích nghi với môi trường khắt khe bậc nhất thế giới trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp.
Đây cũng chính là lý do chương trình Việt - Nhật của Hutech với sự đồng hành tham vấn và chuyển giao phương pháp từ Đại học Công nghệ Kanazawa (K.I.T - Nhật Bản) thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ có mong muốn làm việc, phát triển bản thân trong môi trường doanh nghiệp Nhật.
Phát biểu chúc mừng, ngài Ono Masuo - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM - bày tỏ kỳ vọng dù bước đi trên những con đường khác nhau, song những kiến thức và kỹ năng đã tích lũy trong quá trình học tập tại VJIT sẽ là nền tảng quan trọng để các tân khoa xây dựng sự nghiệp vững chắc.
“Đặc biệt, khi quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển, tôi tin các bạn sẽ trở thành cầu nối giữa hai nước, góp phần vào tương lai rực rỡ của hai quốc gia. Chúc các bạn phát huy tốt nhất năng lực của mình và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa”, ngài Ono Masuo nhấn mạnh.
Tại sự kiện, Hutech cũng đã công bố quyết định trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông Fujishima Yasuyuki - Nhà đồng sáng lập và Cố vấn cấp cao của VJIT, người đã tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự hợp tác giáo dục giữa Hutech và các tổ chức đối tác Nhật Bản. Quyết định trao bằng Tiến sĩ danh dự thể hiện lòng tri ân sâu sắc của nhà trường đối với những cống hiến quý báu của ông.
Được biết, gần 400 tân cử nhân, kỹ sư nhận bằng tốt nghiệp chương trình Việt - Nhật dịp này thuộc các ngành ở đa lĩnh vực đang có nhu cầu nhân lực cao ở các doanh nghiệp Nhật gồm Kinh tế - Quản trị, Công nghệ - Kỹ thuật, Marketing - Truyền thông.
Được xây dựng theo hướng hiện đại, chương trình Việt - Nhật vừa đảm bảo kiến thức chuyên ngành, vừa trang bị kỹ năng nghề nghiệp, áp dụng phương pháp của K.I.T và các trường đại học hàng đầu Nhật Bản.
Sinh viên học tập theo phương pháp CDIO (Hình ảnh ý tưởng - Thiết kế ý tưởng - Thực hiện ý tưởng - Vận hành ý tưởng), chú trọng Tư duy thiết kế (Design Thinking) trong các môn học tương tự như sinh viên K.I.T nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn - năng lực đặc biệt được đánh giá cao trong doanh nghiệp Nhật. Song song đó, các bạn còn được đào tạo tiếng Nhật tương đương N3 cùng đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, đảm bảo sinh viên có thể học tập hiệu quả ở các khóa đào tạo văn hóa doanh nghiệp, các học phần cùng sinh viên K.I.T, các workshop cùng nhà tuyển dụng chuyên nghiệp.
Không chỉ thụ hưởng chương trình học tập hiện đại, sinh viên VJIT còn được tham gia loạt hoạt động ngoại khóa đa dạng như ngày hội văn hóa; những buổi giao lưu cùng sinh viên, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, lãnh đạo các tỉnh, các tổ chức kinh tế của Nhật; các buổi workshop, hội thảo chuyên đề.
Học kỳ doanh nghiệp (Internship) từ 3 - 6 tháng trong các doanh nghiệp tại Nhật Bản hoặc doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cũng là một điểm nhấn của chương trình mang đến cho sinh viên cơ hội trải nghiệm thực tế và phát triển năng lực nghề nghiệp trực tiếp cùng các chuyên gia Nhật Bản.
Nguyễn Thị Quyên - tân cử nhân tốt nghiệp xuất sắc vượt tiến độ, thủ khoa đầu ra ngành Quản trị kinh doanh chương trình Việt - Nhật chia sẻ: “Em xin được tự hào khẳng định rằng, nếu không phải là VJIT Hutech thì sẽ không thể nào là nơi khác. Hôm nay, khi nhìn lại chặng đường dài đã qua, chúng em có thể tự tin “Vững chuyên môn - giỏi tiếng Nhật” sẵn sàng làm việc trong môi trường doanh nghiệp Nhật Bản”.
Quyên cũng gửi gắm đến các bạn lời nhắn nhủ rằng mỗi tân khoa tốt nghiệp hôm nay đều có hành trình nỗ lực, có những giá trị riêng và chắc chắn sẽ tỏa sáng theo cách của riêng mình, bằng sự trưởng thành, sự tự tin và những nền tảng đã được vun đắp.
Ngọc Minh
" alt=""/>Gần 400 sinh viên Hutech tốt nghiệp chương trình ViệtPhán quyết này được đưa ra sau khi Tòa án thể thao quốc tế (CAS) ủng hộ quyết định cấm các VĐV điền kinh Nga dự Olympics Rio 2016. Được biết, nhiều VĐV điền kinh của Nga bị cáo buộc sử dụng doping có hệ thống và được bao che bởi chính phủ nước này.
Trước đó, Liên đoàn điền kinh Nga bị Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) đình chỉ hoạt động vì có những bằng chứng cho thấy một số lượng đông các VĐV điền kinh Nga đã sử dụng doping có hệ thống. Phản ứng trước cáo buộc này, Ủy ban Olympics của Nga và 68 VĐV điền kinh nước này đã kháng cáo, thế nhưng, CAS bác đơn của họ.
![]() |
Olympics Rio 2016 sẽ vắng bóng các VĐV điền kinh Nga |
Vài ngày trước, Cơ quan Phòng chống doping thế giới (WADA) cũng chính thức công bố các tài liệu xác thực nghi án chính phủ Nga can thiệp trực tiếp vào phòng kiểm tra doping ở Olympic mùa đông Sochi 2014. Các tài liệu này chỉ ra đã có một thỏa hiệp ngầm để bảo trợ cho các VĐV Nga ở Sochi 2014 sử dụng doping một cách có hệ thống.
Theo New York Times, cựu giám đốc phòng thí nghiệm chống doping Nga, Grigory Rodchenkov bị cáo buộc sử dụng những mẫu nước tiểu sạch thay thế những lọ đựng nước tiểu của các VĐV nước chủ nhà dự thế vận hội mùa Đông Sochi 2014. Hành động này nhằm qua mặt Cơ quan phòng chống doping thế giới, cũng như gian lận trong kiểm tra doping.
Không riêng gì ở Olympic mùa đông 2014, ông Rodchenkov cũng xác nhận chính mình tạo ra một loại chất kích thích tổng hợp cho hầu hết các VĐV Nga sử dụng trước khi dự Olympic mùa hè 2012 tại London mà không bị phát giác. Loại chất kích thích tổng hợp này theo ông Rodchenkov tiết lộ là đã giúp sức rất nhiều cho các VĐV cử tạ và điền kinh Nga...
Hồi tháng 11/2015, IAAF công bố lệnh cấm điền kinh Nga tham gia vào các hoạt động của điền kinh thế giới sau khi xem xét một báo cáo của về tình trạng các VĐV Nga sử dụng chất kích thích theo chương trình được nhà nước bảo trợ. Tháng trước, IAAF tiếp tục cấm các VĐV Nga tham gia thi đấu ở những giải quốc tế, trong đó có Olympics 2016.
Cũng theo BBC, Ủy ban Olympics quốc tế đang xem xét kêu gọi phạt cấm tất cả VĐV của Nga tham dự Olympics Rio sau khi một bản báo cáo mới về doping xuất hiện.
Theo Zing
" alt=""/>Điền kinh Nga bị cấm dự Olympic 2016